Trang chủChưa được phân loạiBình Dương, huyện Thăng Bình trước nổi lo khô hạn

    Bình Dương, huyện Thăng Bình trước nổi lo khô hạn

    Mới đầu mùa nắng nóng nhưng tình hình khô hạn diễn ra hết căng thẳng ở khu vực miền trung. Tại xã Bình Dương huyện Thăng Bình vào thời điểm này nắng hạn tuy không ở  mức độ “vườn khô cỏ cháy” nhưng có khoảng 50% diện tích lúa vụ đông xuân đang trổ rộ nhưng thiếu nước nên người dân đứng ngồi không yên bởi nỗi lo mất mùa.

    Mới đầu mùa nắng nóng nhưng tình hình khô hạn diễn ra hết căng thẳng ở khu vực miền trung. Tại xã Bình Dương huyện Thăng Bình vào thời điểm này nắng hạn tuy không ở  mức độ “vườn khô cỏ cháy” nhưng có khoảng 50% diện tích lúa vụ đông xuân đang trổ rộ nhưng thiếu nước nên người dân đứng ngồi không yên bởi nỗi lo mất mùa. Trong khi đó hệ thống kênh mương thủy lợi từ hồ Phú Ninh dẫn về sau một thời gian sử dụng nay đã hư hỏng hoàn toàn càng làm cho việc cung cấp nước thiếu hụt nghiêm trọng.

     

    Nông dân lo lắng lúa đang rổ rộ mà thiếu hụt nước.

    Đồng bờ kênh có diện tích khoảng 30 ha thuộc thôn Đông Hà, nhiều diện tích lúa nước chân đã mất.  Thời tiết nắng nóng nên người dân ai cũng lo lúa sẽ bị hóp, không vào hạt được. Những bàu nước trữ dự phòng cũng cạn kiệt. Người dân không chỉ lo cho vụ đông xuân mà cả vụ hè thu tới.  Bà Bùi Thị Hải Vân – Người dân xã Bình Dương, huyện Thăng Bình lo lắng: Người dân chúng tôi rất lo   nước không đủ tưới, tự dùng máy bơm nhưng cũng rất khó, tốn kém nhiều, điện yếu. Trong khi đó chờ nước Phú Ninh là không đủ, đề nghị nhà nước hỗ trợ chống hạn.

    Là xã vùng đông, được hưởng lợi trực tiếp từ kênh N27 dẫn nước từ hồ Phú Ninh về nhưng nhiều năm nay hệ thống kênh này hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nên đành bỏ hoang phế, nhiều đoạn kênh trở thành nơi để đổ rác thải. Vì vậy đối với xã vùng đông này sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời. Ông Đặng Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Bình Dương, Thăng Bình cho biết: Năm nay hạn hạn gây gắt địa phương cũng rất quan tâm chăm lo chống hạn cho nông dân, còn  kênh dẫn nước  từ Phú Ninh về thì hư hoàn toàn, đề xuất ngành chức năng quan tâm.

    Xã Bình Dương, có trên 1.300ha diện tích đất nông nghiệp, nhiều năm nay do không chủ động được khâu thủy lợi nên hầu như năm nào vụ hè thu người dân cũng gian truân chống hạn. Những năm hạn hán gay gắt như năm nay cùng với nỗi lo chống hạn là nỗi lo mất mùa. Giải bài toán này với người dân Bình Dương một cách lâu dài, bền vững không còn cách nào khác là phải “thủy lợi hóa” được đất nông nghiệp trên địa bàn.

    Văn Trường – Trần Đức

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU