Trang chủPhóng sựNữ thương binh Cơtu vươn lên trong gian khó

    Nữ thương binh Cơtu vươn lên trong gian khó

    Trong cương đứng đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Muốn làm tốt công việc “Đền ơn đáp nghĩa”, một mặt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải trân trọng, biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, mặt khác, anh em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ cũng không được tự ty, công thần, ỷ lại, mà phải phát huy truyền thống, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, vượt lên khó khăn để tiếp tục sống và cống hiến cho xã hội. Thấm nhuần lời dạy của Người, ngày nay nhiều thương binh, bệnh binh vẫn tiếp túc vương lên trong cuộc sống trở thành những công dân gương mẫu trong mọi hoạt động. Câu chuyện về bà Pơ long Thị Tú ở thị trấn Thành Mỹ, huyện Nam Giang, là ví dụ điển hình.

     

    hinh gd tu

    Gia đình bà Pơ Loong Thị Tú.

     

    Tấm huy hiệu 40 năm tuổi Đảng của thương binh 2/4 – Pơ Loong Thị Tú được nhận vào năm 2007 cùng những huân, huy chương thời kháng chiến, là những gì mà người phụ nữ Cơtu này nâng niu và gìn giữ cẩn thận nhất. Những câu chuyện của một thời đi dân công tải đạn, làm y tá phục vụ chiến trường khu 5, rồi bị thương nặng và được ra Bắc điều trị luôn được bà Tú kể lại cho con cháu mỗi khi gia đình tụ họp. Bước ra khỏi cuộc chiến, hai tay bị thương nặng, chồng lại mất sớm, mình bà Tú phải lặn lội làm đủ mọi việc để nuôi 3 người con nên người. Và những năm gần đây, ngôi nhà của bà Tú còn là nơi trọ học miễn phí cho hàng chục đứa trẻ Cơtu ở vùng cao về đi tìm con chữ. Bà Pơ Loong Thị Tú-Thôn Dung, thị trấn Thành Mỹ, Nam Giang, Quảng Nam cho biết: Mình muốn giúp cho các cháu, mong các cháu ăn học để có nghề nghiệp, việc làm giúp ích cho xã hội.

     

    hinh nuoiga

    Bà Pơ Loong Thị Tú và những công việc thường ngày.

     

    Những mãnh đạn pháo của kẻ thù làm cho hai tay của bà Tú gần như không còn khả năng lao động. Song với nghị lực kiên cường của người lính cụ Hồ, bà Tú đã làm tất cả mọi việc từ phát nương, tỉa lúa, trồng bắp, đến nuôi đàn gà, con heo, và thành quả lao động ấy chính là việc ba người con được no cái bụng và theo học cái chữ Bác Hồ. Hai người con đầu hiện là giáo viên dạy ở trường tiểu học và mầm non, cậu con trai út đang là sĩ quan đồn biên phòng Đăk Ring. Tấm gương về nghị lực của chị luôn được bà con quí mến và thán phục. Ông Bnước Hải – Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Nam Giang cho biết thêm: Cô Tú thật sự là tấm gương tiêu biểu của huyện, trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà cô Tú đã nổ lực vươn lên để có cuộc sống ổn định.

     

    Huyện Nam Giang có gần 1000 đối tượng chính sách, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam Anh Hùng; Những năm gần đây, mỗi năm huyện Nam Giang trích ngân sách hàng trăm triệu đồng để làm nhà ở và tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình chính sách vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Có thể nói, cùng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước về chăm sóc người có công, nhiều gia đình thương bệnh binh ở huyện miền núi cao này cũng đã nổ lực không ngừng, thể hiện được phẩm chất cao đẹp của người lính cụ Hồ. Và người nữ thương binh Pơ Loong Thị Tú là một trong những điển hình tiêu biểu cho sự nổ lực không ngừng đó.

     

    Tấn Sỹ

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU