Trang chủPhóng sựGiữ hồn cho điệu múa chăm

    Giữ hồn cho điệu múa chăm

    Mỗi năm Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đón hàng ngàn lượt khách quốc tế và trong nước tham quan. Những nét kiến trúc ngàn năm tuổi để lại cho du khách cảm giác nể phục sự tài hoa và tinh tế của người xưa. Đặc biệt, biểu diễn nghệ thuật Chăm đã để lại nhiều ấn tượng khó quên đối với ai từng một lần thưởng thức và không thể thiếu trong mỗi tour tham quan Mỹ Sơn đối với các hãng lữ hành.

     

    hinh my sob mua

    Múa Chăm tại Mỹ Sơn.

     

    Như thường lệ, 8 giờ 30 sáng, đội văn nghệ dân gian Chăm tại Mỹ Sơn bắt đầu biểu diễn phục vụ du khách. Trong không gian tỉnh lặng của thung lũng thần linh, du khách dường bị mê hoặc bởi vũ điệu Chăm truyền thống duyên dáng, uyển chuyển, từ vẻ quyến rũ trong múa tượng tháp Siva, Apsara, đến nét vui tươi trong múa quạt, múa đội nước. Mỗi vũ điệu mang một nét riêng, tạo nên không gian văn hóa Chăm lung linh, huyền ảo trước mắt du khách. Thế nhưng để có được những động tác khó gây ấn tượng đối với du khách thì diễn viên đã phải luyện tập công phu và cả tình yêu nghệ thuật Chăm. Anh Trương Tấn Sỹ – Diễn viên đội văn nghệ Chăm Mỹ Sơn, Duy Xuyên vừa biểu diễn xong suất đầu tiên của ngày, tranh thủ thời gian rỗi trước giờ biểu diễn tiếp theo anh Tấn Sỹ hướng dẫn những diễn viên mới vào nghề những động tác khó, đối với anh Sỹ múa Chăm là môn nghệ thuật khó, đòi hỏi cả tình yêu và vận dụng cả sức lực. Anh Trương Tấn Sỹ tâm sự: Tôi cảm thấy múa Chăm rất khó, không dễ như múa dân gian khác, diễn viên phải thả hồn, phải yêu nghề rồi mới thành thạo được. Mỗi điệu múa phải sử dụng hết sực lực của con người, giữ vững tư thế mới ra được điệu múa chăm….
    Còn chàng trai Thiêng Thành Vũ ở xã Phước Hữu (Ninh Phước, Ninh Thuận), một thanh niên dân tộc Chăm biểu diễn kèn saranai luôn thu hút đặc biệt với du khách. Thành Vũ thổi một hơi dài liên tục 8 đến 10 phút đã gây ngỡ ngàng cho người xem, và khi tiếng kèn saranai dâng lên cao trào cùng với tiếng trống gìnằng dồn dập đã làm cho du khách hồi hộp và dầy cảm hứng. Những tràng pháo tay là niềm vui động viên anh cố gắn hơn mỗi lần sau. Để có thể tiếp nối bước chân của cố nghệ nhân Trượng Tốn, Thiêng Thành Vũ đã nỗ lực học hỏi, rèn luyện của bản thân, chỉ sau một thời gian ngắn Thành Vũ được mọi người cho rằng là truyền nhân saranai. Thiên Thành Vũ chia sẽ: Em rất vinh hạnh mình mang tiếng kèn saranai phục vụ du khách tại Mỹ Sơn, được phát huy các nhạc cụ dân tộc Chăm mình, đem tới cho du khách trong nước và ngoài nước biết về nhạc chăm rất riêng …
    Văn nghệ dân gian Chăm được đưa vào biểu diễn, phục vụ du khách Mỹ Sơn từ năm 2004 với 3 suất diễn mỗi ngày. Ngoài các phiến đoạn ca, múa, nhạc dân gian, đội văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn còn giới thiệu với du khách về các nhạc cụ, làn điệu, điệu múa Chăm cùng các lễ hội truyền thống của dân tộc Chăm. Toàn đội có gần 20 thành viên, cả diễn viên Chăm lẫn người Kinh. Gần 10 năm, với sự say mê và tâm huyết với nghề, họ đã cùng nhau giữ hồn cho những điệu múa, âm nhạc Chăm, tạo nên nét đặc trưng khi đến với Mỹ Sơn. Nói về thương hiệu văn nghệ dân gian Chăm tại Mỹ Sơn, ông Nguyễn Công Hường – Trưởng Ban quản lí di tích và du lịch Mỹ Sơn cho rằng: Chúng tôi khẳng định là đến Mỹ Sơn ngoài tham quan đền tháp cổ, du khách không muốn bỏ lỡ cơ hội xem văn nghệ dân gian Chăm, và văn nghệ dân gian Chăm không thể thiếu trong tour du lịch và là món ăn tinh thần rất lớn, không chỉ đơn thuần về mặt tinh thần mà nó còn truyền bá giá trị nghệ thuật độc đáo của người Chăm…
    Không đơn thuần là ca múa, văn nghệ dân gian Chăm còn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc Chăm. Nghệ thuật dân gian Chăm đã tái hiện đầy sinh cuộc sống sinh hoạt tín ngưỡng, tập tục cũng như những nét đẹp văn hóa dân gian, sự giao thoa văn hóa của cộng đồng hai dân tộc Việt – Chăm, phát huy và lưu giữ mãi với thời gian.

     

    T.Châu – K.Ngân

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU