Trang chủChính TrịĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đóng góp ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đóng góp ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

    Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII vừa khai mạc tại Hà Nội, dự kiến kỳ họp kéo dài trong 1 tháng  với nhiều nội dung quan trọng. Ngoài việc xem xét các báo cáo về kinh tế – xã hội, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo Nghị quyết số 35/2012 của Quốc hội.

    Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII vừa khai mạc tại Hà Nội, dự kiến kỳ họp kéo dài trong 1 tháng  với nhiều nội dung quan trọng. Ngoài việc xem xét các báo cáo về kinh tế – xã hội, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo Nghị quyết số 35/2012 của Quốc hội.

    Tham dự kỳ họp, trong phiên thảo luận ngày 21 và 22/5, đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Quảng Nam tham gia nhiều ý kiến trên lĩnh vực kinh tế – xã hội. Theo đại biểu Lê Phước Thanh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam: tuy chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, song trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đôi mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế cả năm thấp hơn nhiều so với Nghị quyết của Quốc hội đề ra, nợ xấu cao, sức mua yếu, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tiếp tục tăng. 4 tháng đầu năm nay, cả nước có đến 19.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. Việc cấp phép khai thác khoáng sản đối với những dự án do Chính phủ (giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường) ở một số địa phương trong đó có Quảng Nam còn nhiều bất cập, thiếu sự kết hợp với địa phương trong việc quản lý khai thác, gia hạn…dẫn đến tình trạng đơn vị được cấp phép lợi dụng sự lỏng lẻo này để khai thác trái phép, làm thất thoát, chảy máu tài nguyên khoáng sản. Đại biểu Lê Phước Thanh đề nghị: Quốc hội, Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt, căn cơ để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững; Đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn, đặc biệt là vốn ODA, bố trí hợp lý nguồn vốn đối ứng; nghiên cứu, tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông cho khu vực miền Trung đang quá thấp kém so với hai đầu đất nước. Xem xét, phân cấp ngân sách mạnh hơn cho địa phương; phối hợp chặt chẽ với đại phương hoặc có thể ủy quyền cho các địa phương trong việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh cải cách hành chính, lành mạnh hóa nền hành chính công, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật quản lý kinh tế đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

    Đại biểu Lê Văn Lai – Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Quảng Nam đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần có giải pháp để tiếp tục xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ của các Tập đoàn và Tổng công ty, kích cầu xử lý hàng tồn kho, đặc biệt là tồn kho bất động sản đang là rào cản rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu Chính phủ kiềm chế lạm phát cơ bản đạt được, song xuất hiện tín hiệu không vui đó là nguy cơ giảm phát của nền kinh tế, do đó cần nghiên cứu thật kỹ để có giải pháp thích hợp trong điều hành hai vấn đề này; kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, nhưng hiếu chiều sâu, thiếu sự bền vững…

    Phương Hiền

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU