Trang chủChính TrịĐoàn công tác tỉnh Quảng Nam thăm, làm việc tại tỉnh Đồng Tháp và An Giang

    Đoàn công tác tỉnh Quảng Nam thăm, làm việc tại tỉnh Đồng Tháp và An Giang

    Tiếp tục chuyến thăm và làm việc với các tỉnh phía Nam, đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam do đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm các di tích lịch sử tại tỉnh Đồng Tháp và An Giang.

    Đến thăm Khu di tích mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc ở tỉnh Đồng Tháp, đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã thành kính dâng lên những nén hương bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của những người con đất Quảng đối với Cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Nam dâng hương tưởng nhớ lại cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Đồng Tháp đã kiên cường đấu tranh để giữ gìn bảo vệ phần mộ. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 22/8/1975, phần mộ của Cụ được nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng thành Khu tưởng niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để bày tỏ tấm lòng tôn kính và biết ơn đối với thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

    Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Đồng Tháp đã kiên cường đấu tranh để giữ gìn bảo vệ phần mộ. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 22/8/1975, phần mộ của cụ được nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức xây dựng thành Khu tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để bày tỏ tấm lòng tôn kính và biết ơn đối với thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam đến thăm lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam, một công trình bề thế, tuyệt mỹ, có giá trị về văn hóa, lịch sử và kiến trúc.

    Đoàn công tác tỉnh Quảng Nam dâng hương tại Lăng Thoại Ngọc Hầu

    Thoại Ngọc Hầu là một tướng lĩnh nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 – 1829) tại huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Công lao của ông đối với vùng đất An Giang cũng như vùng Nam bộ vô cùng to lớn và không sao kể xiết. Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc. Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với việc mở cõi về phương Nam, đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời xưa.

    Trong chuyến thăm và làm việc, đoàn công tác tỉnh Quảng Nam cũng đã đến dâng hương tại Khu lưu niệm Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, tọa lạc trên cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) được công nhận Di tích lịch sử năm 1984 và Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. Tại đây, đoàn công tác đã được ôn lại câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch nước thứ 2 của Việt Nam sau khi kế nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đoàn công tác tỉnh Quảng Nam thăm khu lưu niệm Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, tọa lạc trên cù lao Ông Hổ

    Sau 3 ngày công tác tại các tỉnh phía Nam, ngoài việc thăm các di tích lịch sử, đoàn công tác tỉnh Quảng Nam còn học hỏi thêm công tác trùng tu, tôn tạo giữ gìn các di tích tại các địa phương cũng như các kiến trúc một số công trình, qua đó nghiên cứu và vận dụng tại tỉnh Quảng Nam.

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU