Trang chủChính TrịTổng kết công tác thi hành án Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

    Tổng kết công tác thi hành án Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

    Sáng 16/4, Phó Thủ tướng Chính Phủ – Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp – Hà Hùng Cường chủ trì hội nghi trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thi hành án luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với 63 tỉnh thành. Phía đầu cầu tỉnh Quảng Nam do Sở Tư pháp chủ trì.

    Sáng 16/4, Phó Thủ tướng Chính Phủ – Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp – Hà Hùng Cường chủ trì hội nghi trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thi hành án luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với 63 tỉnh thành. Phía đầu cầu tỉnh Quảng Nam do Sở Tư pháp chủ trì.

    Hội nghị nhận định: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có một bước tiến lớn, hoàn thiện hơn cả về nội dung và hình thức so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986. Đặc biệt các vấn đề về nguyên tắt kết hôn một vợ, một chồng, tự nguyện trong hôn nhân; quyền bình đẳng của vợ chồng trong hôn nhân không phụ thuộc vào nhau; quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình bị phủ nhận.  Trong công tác tổ chức thi hành Luật, số vụ việc được giải quyết dứt điểm đảm tính công tính công bằng cho công dân. Theo đó, từ năm 2001 đến năm 2012, Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý hơn 588.000 vụ việc, giải quyết hơn 507.000 vụ việc; Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý hơn 24.000 vụ việc, giải quyết hơn 21.000 vụ việc; công tác tuyên truyền cũng được chú trọng và phổ biến sâu rộng đến người dân.

    Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Luật hôn nhân và gia đình có tính chất rất quan trọng trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. Vì vậy hội nghị lần này tập trung thảo luận các vấn đề cơ bản, như: Xác định rõ các mục tiêu và quan điểm lớn của Luật hôn nhân và gia đình là coi trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới, quyền bà mẹ, trẻ em và người yếu thế khác trong xã hội; xây dựng Luật phải học tập, tiếp thu những tiến bộ trong hôn nhân và gia đình của các nước phát triển phù hợp với văn hóa, kinh tế xã hội của nước ta; tạo ra cơ chế, pháp lý rõ ràng, đảm bảo tính kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa con người Việt Nam.

    Ly Lan – Thanh Nhất

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU