Trang chủXã hộiGiải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây keo lai và keo tai tượng tại Quảng Nam

    Giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây keo lai và keo tai tượng tại Quảng Nam

    Sáng 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây keo lai và keo tai tượng tại Quảng Nam.

    Toàn cảnh buổi họp sáng 22/4

    Tiến sĩ Võ Hùng, Trưởng bộ môn Lâm nghiệp, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên – Chủ tịch hội đồng chủ trì buổi nghiệm thu. Đề tài do Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện.

    Qua điều tra, nghiên cứu cho thấy keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis), keo tai tượng (A. mangium) và keo lá liềm (A. crassicarpa) là loài cây lâm nghiệp được trồng chủ yếu tại tỉnh Quảng Nam. Tính đến đầu năm 2024 tổng diện tích là 197.739 ha; keo được gây trồng ở hầu hết các huyện như Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Đại Lộc, Đông Giang, Nam Giang…Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện tình trạng các loài sâu bệnh hại như: sâu hại lá, bọ xít hại lá, sâu kèn, sâu hại than và bệnh chết héo, bệnh loét thân, bệnh phấn trắng…làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây keo, từ đó làm giảm năng suất và chất lượng của rừng trồng keo.

    Thông qua đề tài nghiên cứu đã xác định được 22 loài sâu và 9 loài nấm gây bệnh hại keo lai; 40 loài sâu hại và 14 loài nấm gây bệnh hại keo tai tượng; 6 loài sâu hại và 6 loài nấm gây bệnh hại keo lá liềm ở rừng trồng. Đồng thời đề tài cũng đã nêu lên các giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây keo tại Quảng Nam. Trong đó tập trung các biện pháp thủ công, biện pháp vật lý, biện pháp sinh học, biện pháp lâm sinh.

    Tiến sĩ Võ Hùng, Trưởng bộ môn Lâm nghiệp, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên phát biểu

    Đề tài cũng đề xuất sự cần thiết của việc hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây keo lai và keo tai tượng ở vườn ươm và rừng trồng đã được hội đồng cơ sở thông qua, kiến nghị các cơ sở kinh doanh, các hộ dân ươm và trồng keo lai và keo tai tượng tham khảo và các đơn vị quản lý chỉ đạo nhân rộng ra sản xuất.

    Ngọc Trang – Quang Phi

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU