Trang chủChưa được phân loạiHội thảo tổng kết dự án “Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và du lịch làng nghề”

    Hội thảo tổng kết dự án “Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và du lịch làng nghề”

    Sau gần 2 năm triển khai, dự án “Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn Di sản đã  giúp các làng nghề thủ công tại khu vực gần hai khu Di sản Thế giới Hội An và Mỹ Sơn trong việc tái định hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đồng thời củng cố các giá trị văn hóa. Đây là kết quả nổi bật được đánh giá tại Hội thảo “Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và du lịch làng nghề tại Quảng Nam” diễn ra vào sáng 12/3 tại thành phố Hội An.

    Sau gần 2 năm triển khai, dự án “Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn Di sản đã  giúp các làng nghề thủ công tại khu vực gần hai khu Di sản Thế giới Hội An và Mỹ Sơn trong việc tái định hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đồng thời củng cố các giá trị văn hóa. Đây là kết quả nổi bật được đánh giá tại Hội thảo “Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và du lịch làng nghề tại Quảng Nam” diễn ra vào sáng 12/3 tại thành phố Hội An. Hội thảo do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn và Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội chủ trì, cùng với sự tham gia của các chuyên gia và đại diện các hộ sản xuất và các làng nghề.

    Dự án tập trung vào việc phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu, những vấn đề được xác định là quan trọng nhất trong bối cảnh ngành sản xuất thủ công tại Quảng Nam.

    Các hợp phần của dự án cho đến nay đều mang lại những kết quả đáng khích lệ. Đã có 238 hộ sản xuất và doanh nghiệp được khảo sát, mang lại nhiều thông tin quan trọng về tình hình ngành sản xuất thủ công truyền thống tại Quảng Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc thiết kế và đóng gói bao bì làm tăng giá trị cho sản phẩm. Đồng thời cũng đã có 3 khóa tập huấn về các kỹ năng có liên quan như thiết kế, trình bày và quảng bá sản phẩm cũng như quản lý sản xuất, kinh doanh cho các nghệ nhân và hộ sản xuất trong khu vực đã được thực hiện, hơn 30 bộ sản phẩm thủ công mới mang dấu ấn hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng nhưng vẫn đáp ứng các đòi hỏi của thị trường đã ra đời từ chương trình này.

    Tuy nhiên, theo bà Katherine Muller-Marin – Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam thì một trong những điểm nổi bật của dự án là sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các văn phòng Liên Hợp Quốc, các tổ chức xã hội dân sự và khối tư nhân. Sự thành công của mối quan hệ hợp tác này cho phép việc tập hợp các nguồn lực nhỏ để tạo ra các ảnh hưởng lớn trong xã hội.

    Hiền Viên – Ly Lan

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU