Trang chủXã hộiĐoàn công tác Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế

Đoàn công tác Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế

Chiều nay 28/3, tại Quảng Nam, Đoàn công tác Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) làm việc với Sở Y tế về Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực y tế. Ông Nguyễn Hồng Trường – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng và TS-BS Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế đồng chủ trì buổi làm việc, cùng tham dự có đại diện các sở, ngành của tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, năm 2023, công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn được duy trì tốt và triển khai có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt ưu tiên triển khai các biện pháp can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng ở các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động như: truyền thông giáo dục sức khỏe; tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ; tư vấn chăm sóc bà mẹ mang thai; dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ – trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh, nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ…

Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giám sát tại 13/13 huyện, hầu hết tại các địa phương tổ chức cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khảo sát đầu vào trên đối tượng thụ hưởng; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế xã, đội ngũ y tế thôn bản/cộng tác viên.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến dưới.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: việc mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng để cấp cho các đối tượng thụ hưởng; việc tiếp cận với các sản phẩm dinh dưỡng gặp rất nhiều khó khăn do ít nhà cung cấp; chưa xác định được nhu cầu do chưa tổ chức khảo sát đối tượng hưởng lợi; năng lực của tuyến huyện, đặc biệt tại các huyện nghèo, dân tộc thiểu số về cả chuyên môn và thực hiện quy trình mua sắm còn hạn chế; tâm lý sợ sai do không nắm vững nghiệp vụ dẫn đến việc chậm trễ trong triển khai; sự thay đổi các văn bản hướng dẫn của Trung ương.

Tại các huyện không thuộc huyện nghèo, kinh phí giao về nhiều hơn so với các nội dung và số lượng đối tượng thụ hưởng nên không thể giải ngân 100% kế hoạch vốn.

Ly Lan – Phúc Lâm

Bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU