Trang chủThế giớiẤn tượng nhật thực toàn phần “trăm năm có một”

    Ấn tượng nhật thực toàn phần “trăm năm có một”

    Sáng sớm ngày 9/4 theo giờ Việt Nam, nhật thực toàn phần đã xuất hiện từ bờ biển Thái Bình Dương của Mexico. Theo NASA, đường đi của nhật thực toàn phần bắt đầu từ Mexico, vòng về phía Đông Bắc từ bang Texas đến Ohio (Mỹ) rồi đến Canada và quay trở lại Maine (Mỹ).

    Nhật thực toàn phần lần này – được đặt biệt danh là Nhật Thực Đại Mỹ vì đường đi kéo dài của nó tại khu vực Bắc Mỹ – xuất hiện trên bầu trời ở một số phần của Mexico, 15 bang của Mỹ và phía đông Canada. Trong thời gian nhật thực, Mặt Trăng nằm thẳng hàng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất ánh Mặt Trời. Thời gian quan sát nhật thực toàn phần có thể lên tới gần 5 phút, gần gấp đôi thời gian diễn ra nhật thực tại Mỹ 7 năm trước, bởi lần này Mặt Trăng ở gần Trái đất hơn.

    Đây là sự kiện thiên văn học “trăm năm có một” khi là nhật thực toàn phần dài nhất ở Mỹ kể từ năm 1806. Nhật thực toàn phần ngày 8/4 cũng cũng là lần đầu tiên sau 7 năm hiện tượng thiên văn học này được quan sát thấy trên đất liền ở châu Mỹ.

    Tại một số sở thú, các nhà nghiên cứu đã quan sát để xem cách thức các loài động vật hành xử. NASA cho biết, sau nhật thực toàn phần lần này, nhật thực toàn phần tiếp theo có thể được nhìn thấy từ các bang của Mỹ vào ngày 23/8/2044.

    TTXVN

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU