tin van 18-2

    * Sáng 20/2, UBND thành phố Tam Kỳ tổ chức Hội Nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2012, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2013. Tại hội nghị, ông Bùi Quốc Đinh –Bí thư thành ủy Tam Kỳ thừa ủy nhiệm Chủ tịch nước trao Huân chương lao động hạng nhì cho Phòng Tư pháp thành phố; Dịp này có 13 tập thể được UBND tỉnh tặng cờ thi đua; 9 tập thể và 5 cá nhân được UBND tỉnh công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; 110 tập thể và 117 cá nhân được UBND thành phố Tam Kỳ tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua khen thưởng năm 2012. (Điện Ngọc-Phạm Cường)

    * Sau những ngày nghĩ tết, hôm qua, các đơn vị thi công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn huyện Phước Sơn đã đồng loạt ra quân triển khai thi công. Để hoàn thành tiến độ đề ra, các nhà thầu thi công dự án các tuyến đường lên 5 xã vùng cao  Phước Chánh đi Phước Kim, Phước Thành và dự án đường Phước Mỹ đi Phước Công và Phước Lộc đã huy động 100% công nhân lao động cùng máy móc thiết bị để làm việc 3 ca trong ngày, riêng các tổ

     * Cận tết Quý Tỵ đến nay vi rút gây dịch tai xanh tái bùng phát ở nhiều nơi ở Quảng Nam khiến hàng nghìn con heo bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy bắt buộc. Trước tình hình này ngành chức năng và các địa phương đang dồn sức cho công tác phòng chống dịch.Tại huyện Đại lộc đã có 1.245 con heo của hơn 300 hộ bị dịch bệnh trong đó 71 con chết và gần 100 con phải tiêu hủy bắt buộc. Còn tại Quế Sơn đã có ít nhất 1.161 con heo bị nhiễm bệnh. Ngoài 168 con đã chết còn có 235 con không thể điều trị khỏi. Tại xã Quế lộc huyện Nông sơn có 45 con heo cũng bị dịch và 2/3 số đó đã chết. Trong khi đó tại Duy Xuyên, Điện Bàn Thăng Bình đến nay có 269 con heo mắc bệnh, trong đó 58 con đã chết. Như vậy toàn tỉnh đã có tổng cộng 2.720 con heo bị nhiễm bệnh.

    * Ngày 15/2, nhằm mồng 6 tết Quý Tỵ, tại bến sông Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc  đã tổ chức giải đua thuyền truyền thống. Đây cũng là môn thi đấu thứ 2 trong khuôn khổ Đại hội thể dục- thể thao toàn huyện lần thứ VII ( năm 2012- 2013). Tham dự giải có 31 đội thuyền đến từ 18 xã- thị trấn, trong đó có 16 thuyền nam và 15 thuyền nữ. Số lượng vận động viên quy định cho mỗi thuyền đua là 13 người, bao gồm nhiều lứa tuổi và được chọn lựa trong các lực lượng xung kích cứu hộ cứu nạn ở cơ sở. Kết quả, giải đua thuyền nữ: nhất thuyền Đại Lãnh 1, nhì thuyền Đại Lãnh 2, ba thuyền Đại An; giải đua thuyền nam: nhất thuyền Đại Đồng, nhì thuyền Đại Nghĩa và ba là thuyền Đại Lãnh 2. (Văn Tuấn)

    * UBND huyện Phú Ninh đã tổ chức vòng chung khảo “Liên hoan nhịp điệu mùa xuân” huyện Phú Ninh năm 2013. Tham gia liên hoan lần này có 39 tiết mục văn nghệ của 11 đơn vị, với 2 thể loại hát và biểu diễn thời trang xoay quanh chủ đề về Đảng, Bác Hồ, mùa xuân, quê hương đất nước. Qua vòng sơ khảo, ban tổ chức đã chấm chọn 18 tiết mục xuất sắc vào vòng chung khảo. Tại vòng chung khảo, khán giả huyện Phú Ninh được thưởng thức nhiều giọng ca có chất giọng ấn tượng, lôi cuốn, một số tiết mục được đầu tư dàn dựng công phu với nhiều diễn viên tham gia biểu diễn  đã để lại ấn tượng đẹp cho người xem. Qua liên hoan lần này đã tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn, tạo không khí vui tươi, sôi động trong những ngày xuân. (Hải Châu)

    * Cả tỉnh Quảng Nam có 61 làng nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động, thu hút gần 7 nghìn cơ sở kinh tế hộ với trên 16.300 lao động tham gia sản xuất, chiếm khoảng 29% số lao động trong ngành công nghiệp của cả tỉnh. Với lực lượng lao động này, mỗi năm, các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã sản xuất hàng trăm sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu… Thông qua việc công nhận các làng nghề đạt chuẩn, tỉnh cũng đã chọn một số làng nghề có truyền thống lâu đời, có hạ tầng thuận lợi gắn với các khu di tích lịch sử, văn hóa để đầu tư thí điểm xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch như : làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều…. Bước đầu, việc kết hợp phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch đã mang lại hiệu quả nhiều mặt, giúp các hộ dân sống trong làng nghề có điều kiện phát triển kinh tế, thay đổi tư duy từ khâu sản xuất, mẫu mã, đến thị trường. (Hiền Viên – Trung Hiếu)

    * Hiệu quả từ những chuyến biển dài ngày, cộng với cơ chế hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh là động lực để ngư dân trong tỉnh mạnh dạn đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu thuyền. 2012 có thể được xem mà lượng tàu thuyền đóng mới nhiều cả về số lượng và công suất lắp máy. Hiện cả tỉnh đã có thêm 44 tàu đóng mới, trong đó có 42 tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Cùng với số tàu đóng mới, nhiều hộ đã đầu tư nâng công suất, vươn khơi. Có thể nói, cơ chế hỗ trợ thiết thực và quyết tâm bám biển dài ngày đã giúp sản lượng đánh bắt hải sản của Quảng Nam tăng lên rõ rệt trong năm 2012. (Hiền Viên – Trung Hiếu)

    * Huyện Núi Thành có 16 xã, đến nay đã có 9 xã làm lễ phát động xây dựng xã nông thôn mới. Đó là Tam Mỹ Đông, Tam Hòa, Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Hiệp, Tam Giang, Tam Anh Bắc và Tam Tiến, trong đó 4 xã được chọn xây dựng điểm hoàn thành chương trình đến năm 2015 là Tam Mỹ Đông, Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 và Tam Hòa. Hai năm qua, với tổng nguồn vốn đầu tư 13 tỉ 745 triệu đồng xây dựng nông thôn mới, các xã đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Ở các xã điểm đã lồng ghép đầu tư gần 22 tỉ đồng xây dựng 48 hạng mục công trình, trong đó có 34 hạng mục giao thông nông thôn với tổng chiều dài 11,5 km, 8 công trình thủy lợi và các hạng mục khác là trụ sở làm việc xã, tiến hành dồn điền đổi thửa, sắp xếp cơ sở giết mổ gia súc, xây dựng công trình nước sạch, chợ nông thôn… (Việt Hảo – Tấn Châu)

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU