Trang chủKinh tếLập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian về khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh”

    Lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian về khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh”

    UBND huyện Nam Trà My vừa đề xuất việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức dân gian về khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh”.

    Hiện nay, sâm Ngọc Linh được người dân trồng trên địa bàn 7 xã của huyện Nam Trà My. Trong đó, 3 xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang có điều kiện phát triển sâm tốt nhất.

    Kinh nghiệm trồng sâm dưới chân núi Ngọc Linh hàng chục năm qua của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nam Trà My có thể xem là kho tàng, vừa mang giá trị văn hóa, vừa có ý nghĩa to lớn về phát triển kinh tế từ sâm.

    Việc đưa hoạt động này vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là việc làm rất ý nghĩa, vừa có thể bảo tồn kinh nghiệm trồng sâm của đồng bào các dân tộc thiểu số sống trên dãy Ngọc Linh, vừa giúp người dân trồng sâm cũng như người quan tâm đến sâm Ngọc Linh trên cả nước có cái nhìn mới về cây sâm quý.

    Liên quan đến nội dung này, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo về việc xây dựng hồ sơ di sản “Tri thức dân gian về khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My” đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Trên cơ sở đó, ngày 5/2/2024, Sở VH-TT&DL ban hành Công văn số 175 về việc thống nhất chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với “Tri thức dân gian về khai thác, trồng và chế biến sâm Ngọc Linh”.

    Ngọc Trang – Quốc Thành

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU