Trang chủChưa được phân loạiĐông Giang : Khi đồng bào dân tộc xuống chợ bán hàng

    Đông Giang : Khi đồng bào dân tộc xuống chợ bán hàng

    Hai năm trở lại đây, ngoài những gian hàng cố định, tại trung tâm chợ huyện miền núi Đông Giang bắt đầu xuất hiện những gùi hàng và một không gian bán hàng dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bước đầu chỉ có một vài chị em phụ nữ người Cơtu ở trung tâm thị trấn tham gia, đến nay đã có hơn 20 chị em phụ nữ ở các xã xa như A rooi, TàLu, Mà cooi cũng tham gia bán những mặt hàng nông sản tự trồng trên nương rẫy.

    Hai năm trở lại đây, ngoài những gian hàng cố định, tại trung tâm chợ huyện miền núi Đông Giang bắt đầu xuất hiện những gùi hàng và một không gian bán hàng dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bước đầu chỉ có một vài chị em phụ nữ người Cơtu ở trung tâm thị trấn tham gia, đến nay đã có hơn 20 chị em phụ nữ ở các xã xa như A rooi, TàLu, Mà cooi cũng tham gia bán những mặt hàng nông sản tự trồng trên nương rẫy.

    Chị em phụ nữ người Cơtu bán những mặt hàng nông sản tự trồng trên nương rẫy.

    Chợ trung tâm thị trấn P’rao huyện Đông Giang thường chỉ họp từ 5h sáng đến hơn 7h sáng. Với các bà, các chị em phụ nữ Cơtu ở các xã  xa họ thường đi từ lúc 3h sáng để kịp phiên chợ. Các mặt hàng như: rau má, rau lang, mía, măng rừng, ốc đá, cá suối, chuối mốc…trồng từ nương rẫy, được các bà, các chị cẩn thận bày biện để thu hút người mua. Và những mặt hàng nông sản do chính đồng bào Cơtu làm ra luôn được người tiêu dùng chọn lựa. Với những buổi bán hàng sớm như thế này, vừa mang lại một nguồn thu nhập cho phụ nữ Cơtu trang trải cuộc sống gia đình, vừa tạo nên thói quen trao đổi hàng hóa theo xu hướng thị trường, một điều mà trước đây chưa hề có ở huyện Đông Giang.

    Những mặt hàng nông sản từ nương rẫy do chính đồng bào Cơtu Đông Giang làm ra luôn đảm bảo về độ sạch, giá cả lại phải chăng, nên đã tạo sự tin tưởng cho người mua. Chính vì lẽ đó, mặt dù chợ huyện Đông Giang luôn có những mặt hàng rau từ đồng bằng mang lên, song bao giờ sản phẩm của đồng bào làm ra cũng được lựa chọn đầu tiên. Chính sự tin tưởng này của người tiêu dùng đã giải thích cho việc những gùi hàng, những không gian bán hàng dành cho đồng bào Cơtu luôn được mở rộng theo từng ngày, từng tháng.

    Chỉ hơn 2h đồng hồ họp chợ hàng ngày, song thông qua mỗi phiên chợ như thế này, đồng bào Cơtu Đông Giang đã từng bước thay đổi dần tập quán tự cung tự cấp và chuyển dần sang xu hướng thị trường mua bán hàng hóa. Tuy còn nhỏ lẽ, nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với việc thay đổi nhận thức của chị em phụ nữ Cơtu trong kinh doanh mua bán, điều mà trước đây chưa hề có tại huyện miền núi Đông Giang nói riêng và các huyện miền núi Quảng Nam nói chung.

    Tấn Sỹ

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU