Trang chủChưa được phân loạiMô hình kỹ thuật trồng gừng tại Tiên Phước đem lại hiệu quả

    Mô hình kỹ thuật trồng gừng tại Tiên Phước đem lại hiệu quả

    Từ giữa năm 2012, Dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam – giai đoạn mở rộng” do tổ chức  FAO tài trợ đã triển khai xây dựng 7 mô hình trồng gừng theo quy trình kỹ thuật tại các xã Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà huyện Tiên Phước đem lại hiệu quả khả quan.

    Từ giữa năm 2012, Dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam – giai đoạn mở rộng” do tổ chức  FAO tài trợ đã triển khai xây dựng 7 mô hình trồng gừng theo quy trình kỹ thuật tại các xã Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà huyện Tiên Phước đem lại hiệu quả khả quan.

    Cây gừng là một cây trồng truyền thống của người dân các địa phương này, tuy nhiên lâu nay cây gừng thường bị nhiễm bệnh  nặng và lây lan rất nhanh, gây thối củ, hiệu quả  thấp. Từ thực tế  này, dự án của tổ chức FAO mời tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Trường ở Đại học Huế là chuyên gia nông học vào trực tiếp tập huấn về quy trình thâm canh gừng cho 7 hộ thực hiện mô hình: từ cách chọn củ giống, xử lý củ giống, xử lý đất, cách chăm sóc và phòng trừ bệnh cho gừng. Tại mô hình trồng gừng của ông Lê Văn Phúc ở xã Tiên Sơn, từ tháng 9-2012 bắt đầu trồng, đến 85 ngày gừng bắt đầu có bệnh, song nhờ áp dụng biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn  nên đã khống chế được bệnh, không gây thối củ.

    So với cách làm truyền thống, ông Phúc dùng ít thuốc hóa học, bón phân NPK, phân chuồng và vôi. Kết quả mỗi bụi gừng cho trọng lượng từ 0,5-1kg, trong khi cách trồng gừng truyền thống trước đây chỉ đạt 0,3kg/1 bụi. Với giá gừng hiện tại 15 ngàn đồng/kg, tuy thấp nhưng so với làm lúa có thể cho thu nhập gấp 3-4 lần.

    Việt Hảo – Tấn Châu

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU