Trang chủChính TrịPhú Ninh kỷ niệm 60 năm sự kiện đấu tranh Chiên Đàn, ngã ba An Lâu, chứng tích Khánh Thọ (1954-2014)

    Phú Ninh kỷ niệm 60 năm sự kiện đấu tranh Chiên Đàn, ngã ba An Lâu, chứng tích Khánh Thọ (1954-2014)

    Tối 28/8, UBND huyện Phú Ninh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm sự kiện đấu tranh Chiên Đàn, ngã ba An Lâu, chứng tích Khánh Thọ (1954-2014). Dự lễ kỷ niệm có đồng chí  Lê Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo các huyện Núi Thành, Tiên Phước, các nhân chứng lịch sử, cùng đông đảo cán bộ và nhân dân huyện Phú Ninh.

     

    hinh phu ning

     

    Sự kiện đấu tranh Chiên Đàn, ngã ba An Lâu, chứng tích Khánh Thọ (1954-2014) là những mốc son lịch sử, là minh chứng sáng ngời của tinh thần yêu nước, về ý chí chiến đấu của quân và dân huyện Phú Ninh trong đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng thời, cũng là chứng tích tố cáo tội ác của kẻ thù, mở đường thắng lợi cho cuộc chiến hơn 30 năm chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

    Đầu tháng 9/1954, tại xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh địch điều một đại đội Bảo An lên chiếm đóng, qui nạp những thành phần bất hảo, những đối tượng có nợ máu với nhân dân, đàn áp các phong trào đấu tranh cách mạng. Ngày 9/9/1954 lính Bảo An đập đổ tấm bia lớn, có ba mặt ở ngã ba An Lâu- ghi nội dung Điều 14C của Hiệp định Giơnevơ. Cụ Phạm Chánh, Lý trưởng làng An Lâu đến ngăn cản hành động ngang ngược, thì bị đánh chết tại chỗ. Phẫn uất sự tàn bạo, người dân ngã ba An Lâu, đồng lòng phản đối, hơn 400 quần chúng nhân dân đổ về ngã ba An Lâu đấu tranh đòi thả người bị bắt và “đền mạng” người chết.

    Sau sự kiện An Lâu, trên địa bàn huyện Phú Ninh phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ diễn ra mạnh mẽ, thu hút người dân ở các xã Tam An, Tam Đàn, Tam Phước, Tam Thành cùng tham gia. Ngày 27/9/1954, địch xả súng đàn áp cuộc đấu tranh, làm chết tại chỗ 79 người, bị thương hơn 100 người khác. Cuộc đấu tranh sau đó biến thành cuộc biểu tình với quy mô lớn. Đến ngày 29/9, địch thừa nhận đã vi phạm, rút quân và cam kết bồi thường.

     

    Các di tích Miếu Trắng-Chiên Đàn, ngã ba An Lâu, rừng cấm Khánh Thọ là những chứng tích đau thương về một thời khói lửa đạn bom, là niềm tự hào của bao thế hệ. Người Phú Ninh hôm nay, đã và đang viết tiếp những “Bài ca không thể nào quên” về tinh thần yêu nước, về ý chí quật cường trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất để xây dựng huyện nông thôn mới.

     

    Hải Châu

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU