Trang chủChính TrịPhó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn làm việc với Bộ NN-PTNT

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn làm việc với Bộ NN-PTNT

Sáng 17.9, tại thủ đô Hà Nội, PCT UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cùng đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam làm việc với Bộ NN-PTNT và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.

PCT UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cùng đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam làm việc với Bộ NN-PTNT

Theo đó, đối với chỉ tiêu 18.1 của Bộ Tiêu chí quốc gia đối với xã nông thôn mới nâng cao, yêu cầu tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung cao hơn hoặc bằng 50%. Tuy nhiên, hiện nay, chi phí đầu tư 1 hệ thống nước sạch ở nông thôn khá cao, bình quân khoảng 10-15 tỷ đồng cho 1 công trình, song mức hỗ trợ từ Chương trình NTM giai đoạn này còn thấp, mỗi xã chỉ hơn 5 tỷ đồng cho 5 năm. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư nước sạch về vùng nông thôn khó, do hiệu quả không cao nên. Quảng Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép trường hợp địa phương không sử dụng công trình nước sạch tập trung thì được đánh giá theo tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch quy mô hộ gia đình theo tỷ lệ do UBND tỉnh quy định ở các xã NTM nâng cao.

Về triển khai Tiểu dự án 1 giai đoạn 2022– 2024 ở Quảng Nam là hơn 378 tỷ đồng. Đến nay mới phân bổ về các địa phương hơn 189 tỷ đồng. Nguyên nhân do diện tích thực hiện, khoán bảo vệ rừng ít, việc khoanh nuôi có trồng bổ sung giai đoạn 2022-2024 giảm hơn 3.200ha, diện tích trồng rừng phòng hộ thực trồng ít hơn so đăng ký với Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2022-2024.

Quảng Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sử dụng kinh phí Tiểu dự án 01, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022-2024 để thực hiện khoán, bảo vệ rừng rừng trên diện tích rừng đang chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ, sử dụng đất ổn định. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép giao cho các Ban quản lý rừng trên địa bàn để tổ chức thực hiện thay cho UBND cấp xã về khoán bảo vệ rừng và nghiệm thu bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ…

Tấn Sỹ

Bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU