Từ những nông dân bình thường quen với đồng ruộng, con trâu, cái cày, cái cuốc, vậy mà hơn 8 năm gắn bó với tháp Chăm và làm việc với chuyên gia khảo cổ, trùng tu di sản văn hóa thế giới. Những nông dân ngày nào ở vùng đất Duy Xuyên bây giờ trở nên thành thạo và có thể đảm trách những khâu cơ bản trong công tác khảo cổ và trung tư di sản văn hóa Mỹ Sơn.
Từ những nông dân bình thường quen với đồng ruộng, con trâu, cái cày, cái cuốc, vậy mà hơn 8 năm gắn bó với tháp Chăm và làm việc với chuyên gia khảo cổ, trùng tu di sản văn hóa thế giới. Những nông dân ngày nào ở vùng đất Duy Xuyên bây giờ trở nên thành thạo và có thể đảm trách những khâu cơ bản trong công tác khảo cổ và trung tư di sản văn hóa Mỹ Sơn.
Các công nhân tỉ mẫn từng chi tiết trong việc trùng tu di tích. |
Thường ngày, những nông dân ở các xã Duy Phú, Duy Hòa, Duy Tân của huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam cũng đều đặn đến làm việc tại Mỹ Sơn. Họ đến đây không phải để làm hướng dẫn viên hay nhân viên hành chính mà là công nhân trùng tu di sản. Tại công trường, tùy kinh nghiệm mà mỗi người mà các chuyên gia phân công theo nhóm làm những công việc khác nhau như khảo cổ, cắt gạch, mài gạch, dán gạch, ray bột, trộn vữa… Thoạt nghe tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, vì đòi hỏi khả năng quan sát, chọn gạch sao cho vừa vị trí tu bổ, đảm bảo thẩm mỹ. Tất cả những khó khăn ban đầu bây giờ được khắc phục. Anh Võ Văn Sáu – xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam cho biết: Lúc đầu còn gặp khó khăn, mình phải hỏi các chuyên gia, bây giờ các anh em nhuần nhuyển rồi. Anh Hồ Đức Sáu – xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam cho biết thêm: Khai quật không thể làm nhanh, các chuyên gia nước ngoài đã hướng dẫn làm chậm, cẩn thận, nhẹ nhàng biết bảo tồn cổ vật.
Hầu hết công nhân tham gia công tác trung tu tháp Chăm Mỹ Sơn chưa qua trường lớp đào tạo kỹ thuật bảo tồn nào, họ đến với công việc trùng tu như một sự tình cờ. Qua thời gian, từ một người nông dân, họ đã trở thành những công nhân nắm bắt được kỹ thuật, nguyên lý trong trùng tu khảo cổ di tích. Đến nay, hầu hết nông dân này có thể độc lập làm việc mà không cần sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia. Những lúc cao điểm, số công nhân tại mỗi công trường lên đến 50 – 60 người, nhưng chỉ cần 2 – 3 cán bộ kỹ thuật giám sát xử lý tình huống phát sinh. Chị Mara Ladoni – Chuyên gia người Italia rất hài lòng về cách làm việc của các công nhân này: “Chúng tôi thực hiện khảo cổ, trùng tu từ năm 2004, buổi ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, những công nhân bây giờ trước kia chỉ là nông dân, chúng tôi phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn và họ đã làm tốt hơn theo từng ngày. Bây giờ tôi có thể khẳng định rằng họ có thể đảm trách một số công việc trên công trường, tất nhiên họ không thể tự giải quyết những vấn đề khó, nhưng họ biết làm thế nào để đảm bảo giữ gìn hiện trạng tốt nhất ngôi tháp trước khi chuyên gia trợ giúp. Đây là điều rất quan trọng, cũng rất tốt cho họ và cả những chuyên gia chúng tôi, công việc bây giờ nhanh hơn, trôi chảy hơn rất nhiều so với trước đây.
Kể từ năm 1999 khi khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, đã có nhiều dự án được triển khai để bảo tồn, phát huy giá trị quí giá của di sản nhân loại. Việc người dân địa phương vào làm công nhân trong tháp, và dần trở nên “chuyên nghiệp” hơn là một thành công của những người làm công tác bảo tồn. Bây giờ, họ đã biết nâng niu từng viên gạch, sắp xếp kỹ càng từng mảnh gói, từng hiện vật khai quật được như những tài sản của riêng mình. Rõ ràng, bảo tồn trùng tu Mỹ Sơn là công việc lâu dài, đòi hỏi không chỉ kinh phí, kỹ thuật mà còn là yếu tố con người. Một đội ngũ công nhân lành nghề, yêu di sản sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công các dự án hiện tại và tương lai.
Tấn Châu