Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi 833.675 ca COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện chỉ còn 3.052 ca nặng; TP HCM giám sát chặt người trở về từ các tỉnh, thành khác; Cà Mau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 939.463 ca mắc COVID-19, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.528 ca nhiễm).
– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 934.583 ca, trong đó có 830.858 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 11 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (434.736), Bình Dương (235.293), Đồng Nai (68.199), Long An (35.182), Tiền Giang (17.216).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
– Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 3/11 là 8.869 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 833.675
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.052 ca, trong đó:
– Thở oxy qua mặt nạ: 2.090
– Thở oxy dòng cao HFNC: 547
– Thở máy không xâm lấn: 114
– Thở máy xâm lấn: 288
– ECMO: 13
3. Số bệnh nhân tử vong:
– Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 61 ca.
– Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.283 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
– So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
– Trong 24 giờ qua đã thực hiện 113.996 xét nghiệm cho 355.510 lượt người.
– Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.510.092 mẫu cho 61.095.672 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 84.090.899 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 58.449.622 liều, tiêm mũi 2 là 25.641.277 liều.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h ngày 4/11 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 248.703,.290 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.035.578 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 425.902 và 6.899 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 225.351.334 người, 18.319.920 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 73.947 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới, với 58.430 ca; tiếp theo là Anh (41.299) và Nga (40.443 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.189 người chết trong ngày, cũng là con số ca tử vong mới cao kỷ lục của nước này từ đầu dịch; tiếp theo là Mỹ (1.142 ca) và Ukraine (720 ca tử vong).
Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 47.076.575 người, trong đó có 770.441 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 34.319.152 ca nhiễm, bao gồm 459.658 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.835.785 ca bệnh và 608.235 ca tử vong.
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 79,66 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với gần 65,16 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 56,52 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 38,46 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 8,58 triệu ca và châu Đại Dương trên 315.000 ca nhiễm.
TP HCM: Yêu cầu giám sát chặt người về từ các tỉnh, thành phố khác
Ngày 3/11, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức ký văn bản khẩn về tăng cường giám sát với người dân từ các tỉnh, thành về TP HCM.
Những ngày qua, TP HCM ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 từ các tỉnh, thành khác trở về thành phố. Nhằm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, UBND TP HCM đề nghị các địa phương quản lý dân cư chặt chẽ, ghi nhận đầy đủ thông tin người từ các tỉnh, thành phố khác trở về để có biện pháp giám sát, chăm sóc sức khỏe.
Theo đó, thành phố yêu cầu tổ chức xét nghiệm, cách ly y tế với trường hợp đến từ địa bàn có cấp độ dịch 4 hoặc đang phong tỏa; trường hợp nghi ngờ hoặc chỉ định điều tra dịch tễ từ địa bàn dịch cấp 3. Thông tin cấp độ dịch, vùng phong tỏa căn cứ theo Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Người dân từ các tỉnh, thành khác trở về phải được rà soát tiền sử tiêm vaccine. Các địa phương tổ chức tiêm ngay cho người chưa tiêm đủ vaccine, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại khu, cụm công nghiệp.
Thành phố đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông, vận động người dân khai báo y tế với trạm y tế địa phương ngay khi trở về từ các tỉnh, thành khác để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm đúng quy định.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng gia tăng
Từ ngày 28/10 đến 3/11, Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 364 ca COVID-19 mới, trong đó có 303 ca ngoài cộng đồng, tăng 209% so với tuần trước đó.
Riêng ngày 3/11, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện 82 ca mới, gồm 51 ca ngoài cộng đồng. Đây là số lượng ca mắc cao nhất tính từ ngày 16/10.
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới ghi nhận ngoài cộng đồng có dấu hiệu gia tăng trở lại, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP triển khai các phương án phòng, chống dịch, linh hoạt ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.
Đồng thời, cần có giải pháp tăng cường kiểm soát dịch bệnh phù hợp trong sản xuất, kinh doanh, quản lý việc đi lại, di biến động dân cư trên địa bàn, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội.
Từ thời điểm phát hiện ca bệnh đầu tiên vào ngày 28/6, đến nay tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ghi nhận hơn 4.700 ca mắc COVID-19. Trong đó, TP Vũng Tàu là địa phương có số ca cao nhất tỉnh.
Cà Mau: Hôm nay, triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17
Ngày 3/11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi ký kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi. Trong đó, 22.267 trường hợp 16-17 tuổi, 64.335 trẻ 12-15 tuổi.
Theo kế hoạch, ngày 4-6/11, Cà Mau tiêm vaccine Pfizer mũi 1 cho nhóm tuổi 12-17, mũi 2 từ 25-27/11.
Trong 24 giờ qua, Cà Mau ghi nhận 157 F0 mới, trong đó 102 trường hợp tại cộng đồng. Tổng vaccine tỉnh này được Bộ Y tế phân bổ 861.730 liều, đã sử dụng 815.809 liều.
Hiện, 134.607 người dân Cà Mau được tiêm đủ 2 liều vaccine. 722.121 người được tiêm 1 liều. Nếu tính theo dân số toàn tỉnh, Cà Mau có 62,8% người được tiêm vaccine và 84,2% nếu tính theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Nguồn: suckhoedoisong.vn