Cùng với không gian văn hóa đậm nét truyền thống của người dân tộc Cơ Tu, 2 năm lại đây, du khách đến Quảng Nam đã bắt đầu quan tâm đến những điểm đến du lịch miền núi. Du lịch cộng đồng, dù chỉ mới ở giai đoạn “nhen nhóm” song đã mang lại cái nhìn mới về văn hoá làng đang dần thay đổi trong cộng đồng người Cơtu ở Quảng Nam và tạo thêm những sản phẩm du lịch mới – du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng ở những vùng miền núi cao.
Cùng với không gian văn hóa đậm nét truyền thống của người dân tộc Cơ Tu, 2 năm lại đây, du khách đến Quảng Nam đã bắt đầu quan tâm đến những điểm đến du lịch miền núi. Du lịch cộng đồng, dù chỉ mới ở giai đoạn “nhen nhóm” song đã mang lại cái nhìn mới về văn hoá làng đang dần thay đổi trong cộng đồng người Cơtu ở Quảng Nam và tạo thêm những sản phẩm du lịch mới – du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng ở những vùng miền núi cao.
Nghề dệt thổ cẩm làm thay đổi đời sống của chị em phụ nữ thôn Đờ Rồong, xã Tà Lu. |
Cộng đồng làng Bhơ Hồông, thuộc xã Sông Kôn và làng Đhrôồng, thuộc xã Ta Lu, huyện Đông Giang, bây giờ mỗi tháng có đến hàng trăm du khách ghé thăm. Thế giới đằng sau cánh cổng làng, sau những chặng đường cheo leo, ngược dốc là những ngôi nhà gươl, nhà sàn truyền thống lấp ló bóng dáng những thiếu nữ trong những chiếc váy thổ cẩm tự làm. Từ chổ không có thu nhập gì ngoài nghề nông nghiệp nương, rẫy những cô gái Cơ Tu của làng giờ hoá thân thành những người thợ dệt, thợ đan gùi, xà-lét, những tấm vải hay những vật dụng trong gia đình, để tặng hoặc bán cho du khách. Chị Alăng Thị Hôn – thôn Đờ Rồong, xã Tà Lu, huyện Đông Giang cho biết: Ngày trước chỉ có làm rẫy, có biết nghề dệt nhưng chỉ đan cho mình dùng. Bây giờ thì được các chị hướng dẫn, người làng mình có thể dệt những tấm vải như thế này để làm bán cho du khách, có thu nhập nhiều hơn.
Du lịch cộng đồng tại làng Bhơ Hồồng. |
Khác với thôn Đờ Rồong, những người già của làng du lịch cộng đồng Bhơ Hồồng bây giờ không chỉ vui mà còn rất tự hào khi được đón khách và biểu diễn, hoặc bày cho du khách múa những điệu múa truyền thống của làng. Cùng với mô hình du lịch homestay, sự trải nghiệm của du khách ngay chính tại ngôi nhà sàn truyền thống, trãi nghiệm với các hoạt động văn hóa như lễ hội đâm trâu, điệu múa tâng tung da dá, tìm hiểu về những nghề truyền thống cùng với những món ăn đặc sản… không chỉ mang lại sự ngạc nhiên, ấn tượng và thích thú cho du khách, mà còn là niềm tự hào của làng. Già làng Bnướch Bao – Làng Bhơ Hồông, xã SôngKôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam tâm sự: Trước đây người làng chỉ biết những việc trong làng, bây giờ thì hàng ngày nhiều khách đến, xem và trò chuyện, người làng vui lắm. Những vị khách nước ngoài đến, ăn ở và hoà đồng với người dân làng, bà con rất quý mến, cuộc sống cũng không còn thiếu đói như trước đây.
Cũng tại Đông giang, dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnh Quảng Nam” do Chính phủ Luxembourg tài trợ thực hiện từ tháng 6 năm2011 đã thành công bước đầu trong việc giới thiệu và xây dựng một phương pháp tiếp cận mới nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Phát triển chuỗi giá trị nhằm quảng bá các điểm du lịch sâu trong đất liền, du lịch sinh thái, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể trên cơ sở dựa vào tiềm năng của cộng đồng để làm du lịch nhằm hướng tới mục tiêu tạo việc làm ổn định và giảm nghèo bền vững là một trong ba hợp phần thống nhất vì mục đích giảm nghèo. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng là dấu ấn mà dự án để lại sau 2 năm triển khai.
Hiền Viên – Duy Bình