Trang chủKinh tếTìm giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Tìm giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 29/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Văn Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan về tình hình triển khai kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024, trong đó có việc triển khai chương trình tại 6 huyện nghèo gồm: Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My.

Toàn cảnh cuộc họp chiều 29/7

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Chương trình MTQG thời gian đến, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đề nghị các sở, ngành địa phương tập trung làm rõ nguyên nhân dẫn đến công tác giải ngân vốn Chương trình MTQG chậm, trách nhiệm thuộc về ai, từ đó đề ra giải pháp để thực hiện tốt kế hoạch sử dụng vốn chương trình MTQG năm 2024.

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy,  nguồn vốn thực hiện của 3 chương trình MTQG năm 2024 (bao gồm vốn năm 2022, 2023 kéo dài)  trên 3,52 nghìn tỷ đồng. Đến nay, UBND tỉnh đã phân bổ cho các đơn vị, địa phương gần 3,1 nghìn tỷ đồng, đạt 87,9%, trong đó vốn đầu tư phân bổ đạt 98%, vốn sự nghiệp phân bổ đạt 93%. Đến 22/7/2024 đã giải ngân gần 547 tỷ đồng, chỉ đạt 16%. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Văn Dũng phát biểu chỉ đạo

Riêng tổng nguồn vốn thực hiện của 03 Chương trình MTQG năm 2024 trên địa bàn 06 huyện nghèo, bao gồm vốn kéo dài gần 2.255 tỷ đồng, chiếm 64% vốn chương trình MTQG toàn tỉnh. Đến nay, UBND các huyện đã phân bổ chi tiết trên 2 nghìn tỷ đồng, đạt 93%. Đến 22/7/2024 đã giải ngân trên 438 tỷ đồng, chỉ đạt: 19%.

Tại cuộc họp, các địa phương, sở ngành cho rằng, công tác chỉ đạo thực hiện của nhiều địa phương còn chậm. Những tháng đầu năm 2024, các địa phương chủ yếu tập trung vào việc thông qua danh mục đầu tư, các chủ đầu tư hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư để tham mưu phê duyệt và phân bổ vốn; nhiều đơn vị vẫn còn chậm trễ trong hoàn chỉnh thủ tục đầu tư cho các dự án như: phê duyệt dự án đầu tư, dự toán, đấu thầu, thực hiện dự án…

Một số dự án còn vướng trong công tác giải phóng mặt bằng. Các địa phương miền núi do ảnh hưởng của địa hình đi lại khó khăn và điều kiện thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến công tác thi công các dự án; Tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là cát xây dựng, đất san lấp, nhiều dự án vướng quy hoạch đất rừng chờ điều chỉnh; nhiều cơ chế, chính sách vướng quy định của Trung ương.

Ngọc Trang – Đại Quang

Bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

ĐỌC NHIỀU