Ngày 12/3/2013 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 03/CĐ-UBND về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi.
Ngày 12/3/2013 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 03/CĐ-UBND về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi :
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, dịch tai xanh ở heo đã cơ bản được khống chế. Thời gian gần đây cũng đã phát hiện, tiêu huỷ kịp thời đàn gà của một hộ chăn nuôi ở xã Tam Phước, huyện Phú Ninh do mắc bệnh cúm gia cầm, bên cạnh đó, kết quả giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm ở chợ trong ba tháng gần đây cũng đã phát hiện có vi rút cúm A H5N1 trên các đàn vịt bán ở các chợ, trong khi đó đàn gia cầm hầu hết không được tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng gia súc tái phát là rất cao. Để chủ động giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, ngăn chặn không cho dịch bệnh lây lan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội, Đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đại dịch cúm ở người thực hiện một số nội dung sau:
Đối với các huyện, thành phố, Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh ở từng địa phương; giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân viên thú y trong việc giám sát, phát hiện, báo cáo tình hình dịch bệnh để xử lý kịp thời. Kiểm tra, đôn đốc và kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND các xã thiếu trách nhiệm trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Khẩn trương triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1/2013 theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đặc biệt lưu ý tiêm phòng đối với bệnh cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng gia súc và các bệnh đỏ ở lợn. Yêu cầu tiêm phòng phải đạt tỷ lệ cao theo quy định để đảm bảo tạo miễn dịch cho quần thể. Đối với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần tập trung theo dõi, giám sát, chỉ đạo:
Đối với Sở NN&PTNT: Tiếp tục cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương; hướng dẫn các địa phương chuẩn bị các điều kiện đề nghị công bố hết dịch tai xanh trên địa bàn. Chỉ đạo hệ thống thú y của địa phương tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ; kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm. Kiên quyết xử lý cán bộ thú y vi phạm trong công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Chỉ đạo Đội kiểm soát lưu động liên ngành tăng cường hoạt động kiểm soát tại các địa phương, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về vận chuyển, giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh. Tăng cường giám sát ổ dịch, giám sát sự lưu hành của vi rút trên đàn gia súc, gia cầm. Kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương không chỉ đạo quyết liệt, thiếu kiểm tra đôn đốc dẫn đến phát hiện dịch chậm, để dịch bệnh lây lan.
Hoàng Dũng