Năm 2022, tỉnh Quảng Nam tiếp tục ưu tiên tái cơ cấu, chuyển đổi cây trồng, góp phần tăng giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha canh tác.
Gần 4.000 ha lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đến nay, liên kết sản xuất lúa giống trên địa bàn tỉnh ổn định 3.000 – 4.000 ha/năm; liên kết sản xuất hạt giống đậu xanh khoảng 300 ha/năm, giống ngô khoảng 30 ha/năm… Diện tích liên kết sản xuất giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân địa phương. Gần 4.000 ha lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như chương trình IPM, ICM, SRI… được chuyển giao đến nông dân và áp dụng vào sản xuất với quy mô áp dụng ngày càng lớn. Sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh ổn định và tăng dần qua các năm, luôn đạt ở mức cao, từ 400.000 đến trên 500.000 tấn/năm. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 1.200 tỷ đồng (năm 2008) lên trên 6.100 tỷ đồng (năm 2020), thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho nông dân.
Kim Ngân – Tấn Châu