Trang chủChưa được phân loạiXây dựng Chương trình OCOP gắn với dịch vụ du lịch

    Xây dựng Chương trình OCOP gắn với dịch vụ du lịch

    Chương trình “Mỗi xã, một sản phẩm” (OCOP), đang được tỉnh Quảng Nam triển khai rộng rãi trên toàn bộ 18 huyện, thị xã, thành phố. Nhóm dịch vụ du lịch nông thôn là 1 trong 6 nhóm được chú trọng thực hiện trong thời gian đến.

    Năm 2018, tỉnh Quảng Nam đánh giá, phân hạng được 25 sản phẩm đạt 3-4 sao, năm 2019, sẽ có trên 100 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn kết nối với Chương trình OCOP sẽ tương tác, thúc đẩy nhau cùng phát triển, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao hiệu quả của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đề án OCOP Quảng Nam khẳng định dịch vụ du lịch nông thôn – Nhóm sản phẩm thứ 6 này có vai trò dẫn dắt và quyết định đến sự phát triển của 05 nhóm sản phẩm còn lại của Đề án, vì du lịch nông thôn tạo ra lợi nhuận kép đó là lợi nhuận tự thân của sản phẩm du lịch và lợi nhuận từ các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp do du lịch mang lại. Vì vậy, trong Đề án OCOP, Quảng Nam dự kiến sẽ xây dựng, hình thành trục Văn hóa – Nông dược xuất phát từ các làng nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp đi từ Hội An – đến du lịch sinh thái biển thành phố Tam Kỳ – nối tiếp du lịch sinh thái công trình đại thuỷ nông Phú Ninh, đi đến công viên nông – dược Tiên Phước, dẫn đến Trà My – nơi có các làng du lịch truyền thống cộng đồng của đồng bào dân tộc M’Nông, Ca Dong, Xê Đăng, gắn với sản phẩm sâm Ngọc Linh, quế Trà My nổi tiếng, cùng nhiều loại dược liệu quý hiếm khác, sẽ kết nối vùng với tỉnh Kon Tum khi điều kiện cho phép.

    Xuân Hiếu

     

     

    Bình chọn

    ĐỌC NHIỀU