Trang chủChưa được phân loạiĐoàn ĐBQH Quảng Nam góp ý dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư...

    Đoàn ĐBQH Quảng Nam góp ý dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

    Để chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lấy ý kiến các Đoàn ĐBQH về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. 2 dự luật này đã được Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9 sắp đến.

    Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm 04 chương, 29 điều, được xây dựng sau thời gian triển khai thí điểm từ tháng 11-2018 đến tháng 9-2019 tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau gần 10 tháng thực hiện thí điểm, các Trung tâm hòa giải, đối thoại đã hòa giải thành, đối thoại thành được gần 37 nghìn vụ việc, đạt tỷ lệ gần 80%. Kết quả thí điểm được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá là mô hình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống. Tham gia góp ý dự thảo luật này, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung một số nội dung như: đổi tên dự thảo luật thành “Luật hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng tại Tòa án” để phân biệt vói quy trình hòa giải, đối thoại theo quy trình tố tụng thuộc thẩm quyền của Tòa án; Về nguyên tắc hòa giải, đối thoại, đề nghị bổ sung quy định chỉ tiến hành hòa giải, đối thoại khi có yêu cầu bằng văn bản của các đương sự. Cần có quy định cụ thể chế tài đối với việc bảo mật thông tin trong quá trình hòa giải, đối thoại nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án luật. Về bổ nhiệm hòa giải viên, đề nghị bổ sung một số đối tượng có thể làm hòa giải viên như: Hội thẩm nhân dân, điều tra viên trung cấp trở lên, chuyên viên chính, chuyên viên trong lực lượng công an nhân dân công tác từ 10 năm trở lên đã nghỉ hưu; cần quy định hòa giải viên là chuyên gia, nhà chuyên môn khác phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên. Bổ sung quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với hòa giải viên.

    Đối với Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Về nội dung, dựa án Luật đã bổ sung 04 điều (về tiếp nhận trưng cầu giám định; về thời gian giám định; về xử lý vi phạm trong hoạt động giám định tư pháp và về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước). Sửa đổi, bổ sung 04 điều, 18 khoản và 14 điểm.

    Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật là nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp, phù hợp với tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám định tư pháp, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng nói chung và trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế nói riêng.

    Tham gia góp ý dự án luật này, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đề nghị: Bổ sung nội dung cơ quan, tổ chức từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định không thuộc thẩm quyền, vượt quá khả năng chuyên môn; Bổ sung “Ủy ban nhân dân tỉnh” là một trong những cơ quan có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

    Xuân Thịnh

    Bình chọn

    ĐỌC NHIỀU