Trang chủChính TrịNhiều ý kiến góp ý xung quanh dự thảo Luật phòng chống HIV/AIDS

    Nhiều ý kiến góp ý xung quanh dự thảo Luật phòng chống HIV/AIDS

    Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 23/10, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS. Dự phiên họp tại điểm cầu Quảng Nam có các đại biểu: Phan Việt Cường, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam; đại biểu Phan Thái Bình, Ủy viên Ban TV TỈnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam và đại biểu Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu V.

    Toàn cảnh phiên họp sáng 23/10.

    Trên cơ sở các ý kiến góp ý của UBTVQH tại phiên họp thứ 47 và phiên họp toàn thể lần thứ 18 của Ủy ban về các vấn đề Xã hội thẩm tra chính thức dự án Luật, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm 3 điều, bổ sung vào 14 điều luật và bãi bỏ 2 điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Dự án Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, có một số nội dung lớn tiếp tục cần xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 gồm: Về tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV; can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; kinh phí xét nghiệm HIV tự nguyện để dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS; quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV… Các đại biểu có nhiều ý kiến trái chiều về độ tuổi tư vấn, xét nghiệm HIV cho người chưa thành niên. Theo quy định trong dự thảo Luật : “Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên”, các đại biểu đề xuất sửa đổi, bổ sung, nên bãi bỏ hoặc ít nhất hạ thấp quy định về độ tuổi tối thiểu có thể tự nguyện tham gia tư vấn, xét nghiệm HIV. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

    Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu Quảng Nam.

    Về vấn đề thông báo và tiếp cận thông tin, kết quả xét nghiệm HIV dương tính, một số Đại biểu cơ bản tán thành với việc bổ sung, mở rộng nhóm đối tượng trong việc thông báo và tiếp cận thông tin về kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Tuy nhiên, thông tin về kết quả xét nghiệm HIV dương tính là bí mật thông tin của công dân cần được bảo vệ. Do vậy, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc và có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin kết quả xét nghiệm HIV dương tính, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người nhiễm HIV.

    Đại Quang – Quốc Thành

    Bình chọn

    ĐỌC NHIỀU