Trang chủChưa được phân loạiQuốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

    Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14, sáng 26/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.Tham dự Kỳ họp tại điểm cầu Quảng Nam có các đại biểu: Phan Việt Cường – UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam; Phan Thái Bình – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam; Nguyễn Đình Tiến – Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 5; Lê Ngọc Hải – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 5. Cùng đại diện các sở ngành liên quan.

    Quang cảnh Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14, sáng 26/5 tại điểm cầu Quảng Nam.

    Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV gồm 16 Chương, 192 Điều và 1 Phụ lục kèm theo, tăng 22 Điều so với Luật Bảo vệ môi trường hiện hành. Đây là dự án Luật có tác động lớn đến kinh tế-xã hội, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên quan với nhiều luật nên đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Một số nội dung chính của dự thảo Luật xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, gồm: việc xem xét để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật và các cam kết quốc tế về môi trường; việc đánh giá những tác động của 13 nhóm chính sách liên quan đến kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách trên cơ sở tình hình thực tiễn của Việt Nam; việc giải thích các khái niệm mới liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ môi trường…

    Sau nội dung này, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, các phiên họp 42 và 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý 8 nội dung tại 10 điều, tập trung vào các nội dung về tiêu chuẩn một quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội; việc quyết định số lượng và phê chuẩn đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội; việc bảo đảm kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và bộ máy tham mưu, giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội; việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

    Xuân Thịnh – Quốc Thành

     

     

     

     

     

     

    Bình chọn

    ĐỌC NHIỀU