Trang chủChưa được phân loạiNgày làm viện thứ hai,  kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa 9

    Ngày làm viện thứ hai,  kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa 9

    Sáng 15/7, kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa 9 bước sang ngày làm việc thứ hai, các đại biểu tiếp tục thảo luận chung tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2020, Thảo luận các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Chủ tọa kỳ họp tổng kết phiên thảo luận. Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa 9 nghe phát biểu giải trình của các thành viên UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết hợp giải trình các vấn đề đại biểu yêu cầu. Ủy viên Trung ương Đảng-Bí thư tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh-Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Việt Cường và Các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng, Nguyễn Hoàng Minh chủ tọa phiên họp. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực  Tỉnh ủy Lê Văn Dũng; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh.

    Ngày làm viện thứ hai,  kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa 9.

    Mở đầu phiên họp sáng 15/7, Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân nhìn nhận khách quan góp ý xây dựng làm rõ hơn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2020 và định hướng năm 2021, trong đó, ưu tiên trước mắt là tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ về phòng, chống dịch Covid – 19; đánh giá tác động của dịch bệnh đối với từng lĩnh vực, từng chỉ tiêu kinh tế và xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 với quan điểm phấn đấu đạt kết quả cao nhất so với chỉ tiêu đề ra. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, giảm chi phí không chính thức; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là công tác quản lý đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, tài nguyên, môi trường, ngân sách, … Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập mới, thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư các dự án ngoài ngân sách của các nhà đầu tư chiến lược, các dự án chế biến, chế tạo, nhất là các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng lớn trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

    Thảo luận tại kỳ họp, Giám đốc Sở văn hóa-Thể thao và du lịch Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng nhận định: Mặc dù việc giãn cách xã hội đã được nới lỏng, các hoạt động dần trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập và tâm lý của người dân, thị trường khách du lịch quốc tế bị hạn chế, do đó lượng khách đến tham quan và lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn giảm sâu so với cùng kỳ  năm 2019; chủ  yếu là khách nội địa, khách quốc tế  công vụ  hoặc khách quốc tế  còn lưu trú lại từ thời điểm trước dịch ở các địa phương khác đến.Trong thời gian đến, tiếp tục tái cơ cấu  thị trường ngành du lịch, Quảng Nam tìm giải pháp phục hồi, phát triển du lịch và xác định hướng đi bền vững cho du lịch, tổ chức diễn đàn Ấn tượng Việt Nam với chủ  đề:  du lịch Quảng Nam điểm đến an toàn,  công bố sản phẩm kích cầu du lịch và thông tin điểm đến du lịch Quảng Nam. Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết:

     Xung quanh việc thay đổi sách giáo khoa đối với học sinh lớp 1, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Thanh Quốc cho biết, Quảng Nam đã chuẩn bị mọi điều kiện cho năm học mới 2020-2021, trong đó có việc ưu tiên tập huấn cho đội ngũ giáo viên, công khai việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 tiến đến thống nhất phương án lựa chọn sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu dạy và học cho năm học mới. Ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh:

    Thảo luận xung quanh Đề án của tỉnh ủy Quảng Nam về nhiệm vụ trọng tâm phát triển giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến 2030; trong đó, phấn đấu đến cuối năm 2025, khu vực đồng bằng cơ bản không còn hộ nghèo, khu vực miền núi giảm còn dưới 7% theo chuẩn nghèo hiện hành giai đoạn 2016 – 2020 (trừ hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội). Đến năm 2030, khu vực đồng bằng cơ bản không còn hộ nghèo, khu vực miền núi giảm còn dưới 7% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 – 2025. Đến năm 2025, có 160 xã đạt chuẩn nông thôn mới; Thu nhập bình quân đầu người tính theo thu nhập thực tế đến năm 2025 khoảng 79 triệu đồng; đến năm 2030 khoảng 130 triệu đồng. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 70 – 75%; trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%; số lao động có việc làm tăng thêm 80.000 người. Bà Lưu Thị Bích Ngọc – Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội  tỉnh Quảng Nam phát biểu:

    Cũng tại phiên làm việc sáng 15/7, các đại biểu tập trung thảo luận về định hướng 6 tháng cuối năm 2020. Theo đánh giá chung thì nền kinh tế tỉnh Quảng Nam giữ được tốc độ tăng trưởng khá nhưng có một số nội dung chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đề ra; chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh còn thấp. Hợp tác, liên kết phát triển vùng còn nhiều hạn chế. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Thực hiện ba nhiệm vụ đột phá không đạt mục tiêu đề ra, hệ thống giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và du lịch của khu vực miền núi, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, môi trường đầu tư chưa thật sự thông thoáng, hấp dẫn. Một số nhóm dự án trọng điểm vùng Đông Nam chậm triển khai. Công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị có nơi chưa chặt chẽ, nhất là tại khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc; chất lượng đô thị Tam Kỳ chưa cao, chưa tương xứng với vai trò của thành phố tỉnh lỵ

    Viết Tuyên-Trần Chiến

     

    Bình chọn

    ĐỌC NHIỀU