Trang chủChưa được phân loạiChuyện học cái chữ ở xã Chơ Chun huyện Nam Giang

    Chuyện học cái chữ ở xã Chơ Chun huyện Nam Giang

    Chơ Chun là xã mới chia tách còn muôn vàn khó khăn của huyện Nam Giang, với tỷ lệ nghèo đói trên 97%. Khi cái ăn của người dân còn chưa no, áo chưa đủ mặc, nên việc học tập của con em đồng bào Cơtu nơi vùng biên xa xôi hẽo lánh này vẫn còn đó những gian truân là điều dễ hiểu. Tuy vậy, vượt lên những khó khăn đó, hàng trăm em học sinh Cơtu nơi đây, hàng tuần vẫn mang gạo vượt hơn 2h đồng hồ lội bộ để đến trường tìm con chữ.

    Chơ Chun là xã mới chia tách còn muôn vàn khó khăn của huyện Nam Giang, với tỷ lệ nghèo đói trên 97%. Khi cái ăn của người dân còn chưa no, áo chưa đủ mặc, nên việc học tập của con em đồng bào Cơtu nơi vùng biên xa xôi hẽo lánh này vẫn còn đó những gian truân là điều dễ hiểu. Tuy vậy, vượt lên những khó khăn đó, hàng trăm em học sinh Cơtu nơi đây, hàng tuần vẫn mang gạo vượt hơn 2h đồng hồ lội bộ để đến trường tìm con chữ.

    Điểm trường BLăng.

    Điểm trường BLăng với 4 phòng học lợp tôn thưng ván và một dãy nhà tạm được dựng lên cách đây đã hơn 10 năm. Đứng trước dãy nhà ọp ẹp này, không ai nghĩ đó được dùng làm nơi ở bán trú cho 52 học sinh Cơtu ở xa nghĩ lại. Khó khăn là vậy, song trong từng lớp học, tiếng ê, a đọc bài của các em học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 4 vẫn đều đặn vang lên. Cũng giống như nhiều bạn học khác trong lớp, em Ploong Đạt học sinh lớp 4, hàng tuần phải tự đi bộ hơn 2h đồng hồ từ nhà đến trường. Xa xôi, cách trở là vậy, song trong suốt 4 năm học qua, Đạt chưa nghĩ buổi học nào. Em Ploong Đạt, Trường tiểu học liên xã La êê-Chơ Chun, Nam Giang, Quảng Nam cho biết: Mỗi tuần con xuống trường, đem gạo 8 lon, ở trường ăn uống, tắm rửa  rất là khổ.

    Mặc dù nhà trường đã vận dụng nhiều nguồn hỗ trợ của nhà nước, song do điều kiện đi lại khó khăn, vật giá đắt đỏ, chi phí cho mỗi bữa ăn của học sinh chỉ có 5000 đồng, nên mỗi tuần đi học, các em học sinh phải tự mang theo từ 5 đến 8 lon gạo để ăn.  Do ở trên một ngọn đồi cao, mùa nắng nước sinh hoạt của thầy và trò nhà trường luôn là vấn đề nan giải nhất. Để có nước dùng, giờ nghĩ học, thầy và trò phải vượt đồi hơn 30 phút đồng hồ, thay nhau xách từng can nước về dùng.

    Nơi ở của các em học sinh tại điểm trường BLăng.

    Để có chổ ở cho các em, các thầy cô giáo phải đóng tạm hai sạp gỗ trong một căn phòng chật chội, một bên dành cho học sinh nam, một bên dành cho học sinh nữ, mùa nắng thì nóng, mùa mưa thì lạnh và phải đối mặt với nguy cơ gió lốc, tốc mái bất cứ lúc nào. Ông Bhnướch Bút-giáo viên tại điểm trường Blăng, trường tiểu học Liên xã La êê, Chơ Chun, Nam Giang cho biết thêm:  Ăn ở rất là vất vả  nhất là mùa đông, khi mưa gió, đất thì lầy lội, các em ở rất là lạnh, tối các em ngũ hay khóc vì lạnh, thời tiết ở đây rất khắc nghiệt so với các vùng khác. Mong muốn nhất là có điểm trường tốt, nơi ăn chốn ở cho các em đảm bảo để phục vụ cho các em được học tập tốt hơn, đó là mong muốn của các thầy cô giáo cũng như chính quyền địa phương. Ông Nguyễn Văn Bình – trưởng phòng giáo dục đào tạo huyện Nam Giang đưa ra hướng khắc phục tạm thời: Sau khi đi khảo sát ở điểm trường này thì phòng giáo dục đã có ý kiến đề nghị thường trực UBND huyện nên hỗ trợ đường ống dẫn nước để dẫn nước về phục vụ cho đời sống sinh hoạt của giáo viên và học sinh ở đây trong thời gian tới.

    Không chỉ nguồn nước sinh hoạt, điều mà thầy và trò điểm trường Blăng, thôn Côn Zốt 2, xã Chơ Chun, huyện Nam Giang hằng mong đợi bao lâu nay đó là, có một ngôi trường vững chắc hơn, có chổ ở an toàn hơn, tất cả điều đó sẽ giúp các em theo đuổi ước mơ học con chữ không bị gián đoạn- một ước mơ giản đơn của con em đồng bào Cơtu vùng biên xa xôi hẽo lánh nơi đây.

    Tấn Sỹ

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU