Trang chủChính TrịHội thảo quốc tế “Chiến lược đào tạo và nghiên cứu nhằm bảo tồn phức hợp khảo cổ tiểu vùng Sông Mê kông”

    Hội thảo quốc tế “Chiến lược đào tạo và nghiên cứu nhằm bảo tồn phức hợp khảo cổ tiểu vùng Sông Mê kông”

    Khép lại giai đoạn I Dự án Trung tâm Đào tạo nghề trùng tu và bảo tồn di tích văn hoá, do Đại học Milano – Italia tài trợ, nhiều kinh nghiệm quý đã được tích luỹ trong suốt quá trình triển khai dự án. Để chia sẻ, học tập thêm những giải pháp chiến lược về đào tạo và nghiên cứu nhằm bảo tồn phức hợp khảo cổ với các Di sản, sáng 27/5, UBND tỉnh phối hợp với Đại sứ quán Ý tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế “Chiến lược đào tạo và nghiên cứu nhằm bảo tồn phức hợp khảo cổ tiểu vùng Sông Mê kông”. Hội thảo có sự tham dự của Ông Antonio Alessandro – Đại sứ ý tại Việt Nam, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Lê Văn Dũng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân, cùng hơn 20 chuyên gia, diễn giả chuyên ngành khảo cổ, trùng tu quốc tế đến từ các Di sản thế giới thuộc tiểu vùng Mêkong.

    Hàng chục tham luận tại Hội thảo đều xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, bảo tồn, khảo cổ và trùng tu tại các Di sản văn hoá thế giới. Trong đó, đa phần các ý kiến có được từ quá trình hơn 20 năm hợp tác khảo cổ, trùng tu và bảo tồn Di sản Văn hoá Thế giới Mỹ Sơn được đánh giá là có giá trị thực tiễn cao. Thông qua chương trình hợp tác khảo cổ, bảo tồn diễn ra hàng chục năm, Mỹ Sơn phần nào thoát ra khỏi tình trạng đổ nát. Thông qua các dự án hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, việc khai quật, bảo tồn và trùng tu trên cơ sở giữ nguyên giá trị gốc, đã giúp gìn giữ các tháp và các nhóm tháp tại Mỹ Sơn

    Lâu nay, việc trùng tu chủ yếu dựa vào đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên đến từ các quốc gia thông qua các dự án, điều đó cũng có nghĩa nguồn nhân lực phục vụ công tác này là một yêu cầu cấp bách đối với các di sản để có thể đảm bảo ứng cứu, bảo tồn di sản khi cần thiết, cũng như sau khi các dự án hỗ trợ khảo cổ, trùng tu kết thúc. Thực tế này đã đưa đến sáng kiến hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực di sản văn hoá cho Việt Nam.

    Hội thảo không chỉ giúp các di sản nằm trong tiểu vùng Sông Mekong có thêm kinh nghiệm về đào tạo, khảo cổ và trùng tu, còn là cơ hội để nhìn lại quá trình khảo cổ, trùng tu, công tác đào tạo kỹ thuật viên phục vụ cho công tác này, giúp hệ thống lại những luận cứ, giải pháp khoa học phù hợp với điều kiện khí hậu đặc thù, tác động lớn đến các di tích văn hoá như khu vực miền Trung và Quảng Nam.

    Không chỉ có các tham luận của các chuyên gia, thực tế hoạt động khảo sát nằm trong chương trình Hội thảo và các hoạt động bên lề diễn ra suốt ngày 27 và 28/5 kỳ vọng sẽ là cơ hội để các Di sản tiểu vùng Mekong có được những kinh nghiệm quý trong lĩnh vực khảo cổ, trùng tu, đào tạo nghề trùng tu…

     

    Hiền Viên – Trần Đức

     

     

     

     

    Bình chọn

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    ĐỌC NHIỀU