Trang chủChính TrịHội nghị trực tuyến tổng kết, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2020

    Hội nghị trực tuyến tổng kết, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2020

    Sáng 19/11, Phó Chủ tich UBND tỉnh Hồ Quang Bửu và Giám đốc Sở NN&PTNN Phạm Viết Tích cùng chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2020 và triển khai nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2021. Hội nghị với sự tham dự các sở, ngành liên quan.

    Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Quảng Nam.

    Năm 2020 là năm chịu thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh nhưng kết quả sản xuất nông nghiệp vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Giá trị nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 14 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Năng suất lúa bình quân đạt trên 54 tạ/ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 107,5% so với kết hoạch. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 12,3 nghìn ha, tăng 3,5%. Từ đầu năm đến nay, ngành đã tổ chức 11 đợt tuần tra trên sông, trên biển, 02 đợt phối hợp với Bộ đội Biên phòng, bắt quả tang 28 vụ vi phạm…nhờ vậy, các hiện tượng vi phạm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sử dụng chất nổ, xung điện, hoạt động khai thác sai tuyến đã được hạn chế , ngư dân dần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 9/2020, toàn tỉnh đã có 104 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 52% tổng số xã. Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đã tổ chức đánh giá, phân hạng (đợt 1) cho tổng số 53 sản phẩm. Số sản phẩm còn lại là 80 sản phẩm sẽ triển khai thực hiện đánh giá phân hạng (đợt 2) vào tháng 11/2020. Nhiều mô hình nông nghiệp phát triển về chiều sâu và có tính giá trị gia tăng cao; mô hình sản xuất thực phẩm hữu cơ, sạch dần được phổ biến và phát triển rộng. Thu nhập lao động nông thôn tăng lên đáng kể, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh covid-19, nên việc triển khai kế hoạch thực hiện các Đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ, các chương trình sự nghiệp, đặc biệt là các mô hình ứng dụng chậm so với dự kiến. Sức cạnh tranh sản phẩm còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Công tác duy trì tiêm phòng chống dịch tại các địa phương vẫn chưa đạt tỷ lệ theo quy định, nguy cơ dịch bệnh phát sinh và khả năng lây lan nhanh là rất cao. Đặc biệt, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn vẫn còn hạn chế, chưa tạo sức đột phá.

    Dương Oanh-Tấn Châu

    Bình chọn

    ĐỌC NHIỀU